Kết Nối Cộng Đồng - Nâng Tầm Văn Hóa
HOTLINE:
  • 0969.084.985

Ai Dài Hơn

 

Tên gọi:

- “Ai dài hơn” là một trong những trò chơi Team building phổ biến. Tên gọi của nó tuy ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn diễn tả hết được nội dung của trò chơi. 

- Một số tên gọi khác: Đội nào dài hơn, Ai dài hơn ai,… 

Ý nghĩa:

- Trò chơi hiện đại này vừa đơn giản vừa đem lại nhiều giá trị: 

Giúp tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên 

Khả năng quan sát, sử dụng sự khéo léo của cơ thể

Phản ứng nhanh, linh hoạt 

Tạo không khí thi đua, tăng tính sáng tạo. 

 

Chuẩn bị

Người chơi: Số lượng người chơi không giới hạn – càng đông càng vui, chia đều thành viên trong các đội. 

Không gian chơi: Nền đất trống, rộng, đủ không gian để người chơi thực hiện thử thách. 

Dụng cụ chơi: Về cơ bản, trò chơi này không yêu cầu dụng cụ. Tuy nhiên, người chơi vẫn có thể sáng tạo hơn bằng cách dùng một số đồ vật để đội mình dài hơn (trong trường hợp luật chơi cho phép). 

 

Cách chơi

- Người chơi chia thành các đội với số lượng bằng nhau. 

- Sau khi chia đội trọng tài sẽ kẻ một vạch làm dấu (hoặc cắm cờ làm mốc) và các thành viên trong đội sẽ xếp thành một hàng dọc sau vạch kẻ. (Hình ảnh minh họa)  

- Trò chơi giới hạn thời gian. Do đó, khi nghe hiệu lệnh từ trọng tài người chơi sẽ nằm xuống sao cho càng dài càng tốt. 

- Kết thúc: Đội nào dài hơn sẽ là đội chiến thắng. (hàng không được đứt đoạn). 

Ψ Mẹo nhỏ Ψ

Để tăng thêm độ dài cho đội mình, người chơi có thể: 

Tận dụng tuyệt đối độ dài cơ thể: nằm thẳng + duỗi thẳng tay + duỗi thẳng chân 

Trong trường hợp được phép sử dụng dụng cụ, người chơi có thể tận dụng các vật dụng như: dây lưng, dây giày, mũ/nón, đồng hồ,… 

Tránh việc đứt đoạn do quá nhiều thành viên, đội trưởng mỗi đội sẽ điều phối các thành viên phối hợp dãn khoảng cách dài nhất có thể và kịp thời gian. 

 

Cách chơi mới:

Tư thế: “Ai dài hơn” thường áp dụng với tư thế nằm duỗi thể tạo độ dài dài nhất. Tuy nhiên trong trường hợp không gian không cho phép (hoặc cần phải đảm bảo trang phục) chúng ta có thể đổi cách chơi bằng tư thế đứng nối hàng. 

Không gian: Chúng ta hoàn toàn có thể đổi không gian chơi tại nơi có bậc thang để tăng độ khó của trò chơi. Tuy nhiên, việc này cần giới hạn số lượng người chơi, độ tuổi, đảm bảo an toàn. 

Phối hợp: Thử thách sự phối hợp linh hoạt giữa các người chơi, chúng ta có thể kết hợp 2 trò chơi liên tục “Ai dài hơn” – “Ai ngắn hơn”. (“Ai ngắn hơn” sẽ trình bày cụ thể phần sau) 

 

Sáng tạo mới - “Ai ngắn hơn”: 

Tương tự trò chơi “Ai dài hơn”, khác biệt duy nhất là các thành viên cần gắn kết sao cho hàng của đội mình là ngắn nhất. Trong trò chơi này, trọng tài có thể điều chỉnh luật nằm/ngồi/đứng tùy theo điều kiện cho phép. Hàng nào có độ dài ngắn nhất sẽ là đội chiến thắng. - “Vòng tròn đồng đội”: dựa trên nền tảng “Ai dài hơn”, thay vì tạo thành một hàng dài người chơi sẽ liên kết thành một hình tròn. Trong trò chơi này, trọng tài có thể điều chỉnh luật nằm/ngồi/đứng/.. tùy theo điều kiện cho phép. Đội nào tạo thành hình tròn có chu vi dài hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.

 

Sưu tầm: Vũ Thị Nhật Lệ

Nguồn: Internet

#aidaihon  #ai-dai-hon  #thuvientrochoi

Trò chơi tương đồng